Có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao Giọng hát Việt (The Voice), Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Vietnam Idol), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam Got Talent), The Face… lại được nhiều người đón xem? Lý do nào khiến cho Thay lời muốn nói trở thành chương trình truyền hình kinh điển mỗi tối Chúa nhật tuần thứ hai hàng tháng? Điều gì khiến cho sự kiện của các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Mercedes Benz, Heniken… hoành tráng và chuyên nghiệp? Đó là do chúng được viết kịch bản sự kiện kỹ càng.
Có mấy loại kịch bản sự kiện?
Kịch bản là yếu tố không thể thiếu trong mọi sự kiện
Mỗi loại chương trình đòi hỏi một cách viết kịch bản sự kiện khác nhau. Nhưng nhìn chung người ta chia thành hai loại kịch bản chính:
- Kịch bản tổng quát: gồm tất cả các việc chung cho cả sự kiện. Đây là loại kịch bản bạn sẽ dùng để trao đổi công việc với những đối tác liên quan như: thuê thiết bị âm thanh – ánh sáng, thuê bàn ghế… để họ nắm bắt được nội dung công việc và cung cấp đúng loại thiết bị cần thiết.
- Kịch bản chi tiết: loại này thường dùng cho MC trong việc dẫn chương trình, có ghi rõ lời thoại. Ngoài ra, kịch bản chi tiết cũng ghi chú phần phân công cụ thể cho từng bộ phận.
Việc phân chia thành hai kịch bản trong một chương trình nhằm giúp cho mỗi cá nhân hiểu đúng, đủ và rõ nhiệm vụ của mình. Đồng thời, giúp hạn chế tối đa sự rò rỉ thông tin bảo mật cho các bên không liên quan.
Không có kịch bản – chương trình lạc lối
Một sự kiện không được lên kịch bản, kế hoạch chi tiết thì 100% không thể nào diễn ra được. Điều đó giống như bạn tay xách nách mang màu, chì, giấy, tẩy đi thi vẽ nhưng không biết vẽ gì, thử hỏi sao có thể đạt giải được? Viết kịch bản sự kiện giúp bạn xác định từng bước công việc phải làm, và tự chủ trong việc điều hướng mọi tiết mục theo ý đồ của bạn. Từ cách dàn dựng sân khấu, bày trí ghế ngồi, liên hệ với khách mời, chuẩn bị tiệc nhẹ, tiệc rượu… đến nội dung của từng tiết mục đều nằm trong kịch bản. Một chương trình sẽ “lạc trôi” nếu như không có kịch bản.
Người viết kịch bản sự kiện – bạn là ai?
Người viết kịch bản chương trình đóng vai trò rất quan trọng
Có phải ai cũng có thể viết kịch bản sự kiện? Đúng. Nhưng để sáng tạo nên một kịch bản đủ, đúng và độc đáo thì không phải người nào cũng có khả năng. Để cho ra đời kịch bản hay, bạn phải sở hữu những yếu tố sau:
- Hiểu biết về event.
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
- Có tầm nhìn xa trông rộng.
- Sáng tạo.
- Khả năng sử dụng từ ngữ lưu loát.
Như bạn biết đấy, viết kịch bản sự kiện thật không dễ dàng. Đó không chỉ là việc ngồi viết ra những gì mình suy nghĩ, mà còn hoạch định cả một chương trình để đội cùng hoạt động. Nếu bạn đang bối rối vì chưa lên được kịch bản cho sự kiện của mình, hãy liên hệ ngay với công ty Hoàn Vũ, chúng tôi sẽ giúp bạn. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng viết thêm ý tưởng của bạn.