Trước giờ bạn có nghe nhắc đến lễ động thổ chưa? Nguồn gốc của lễ này bắt nguồn từ đâu? Tại sao phải tổ chức? Ý nghĩa của nó thật sự là gì? Tuy nhiều người vẫn tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của lễ động thổ và xem đây là nghi thức không thể thiếu khi bắt đầu khởi công xây dựng công trình nhưng không phải ai cũng biết chính xác đáp án của các câu hỏi trên. Hoàn Vũ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, ngay trong bài viết sau đây.

  1. Lễ động thổ bắt nguồn từ đâu?

Có nguồn gốc từ xưa, lễ động thổ vẫn được duy trì đến tận hôm nay

Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vào đời vua Hán Vũ Đế (năm 113, TCN), sau khi nhận thấy tập tục tế Trời đã có từ lâu nhưng chưa có tế Đất, nhà vua đã hội ý quần thần và quyết định tổ chức lễ Xã Tế với ý nghĩa tạ ơn thấn Đất (lễ Hậu Thổ). Ban đầu, lễ Xã Tế thường được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết (Âm lịch). Theo đó, người dân sẽ thực hiện hành động đào, xới đất (tượng trưng cho việc cày đất khi làm nông) với ước nguyện cầu xin một năm mới bình an, mùa màng bội thu, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Người chủ trì buổi lễ này là bậc trưởng lão và quan viên (được gọi là chủ tế và bồi tế). Vật lễ gồm có: quần áo, giấy tiền vàng bạc, rượu, hương đăng. Chủ tế phải là người xới đất trước tiên, nếu có ai đó tùy tiện hành sự trước sẽ gặp chuyện không may.

Ngày nay, lễ động thổ được tổ chức phổ biến khi khởi công xây dựng nhà ở, chung cư, nhà máy… Bất cứ hoạt động nào có liên quan đến việc xới đất, đào đất thì đều phải xin phép thần Đất (Thổ Địa) để được thuận lợi, may mắn trong suốt quá trình xây cất.

  1. Ý nghĩa lễ động thổ

Lễ động thổ báo hiệu công trình chính thức được xây dựng

Như đã tiết lộ một chút ở phần trên, lễ động thổ là một nghi thức thể hiện sự biết ơn Trời – Đất và cầu xin sự chúc phúc trên công trình xây dựng. Nếu không xét về mặt tâm linh quá nhiều thì lễ động thổ đơn thuần là một sự kiện, mà lúc đó, chủ đầu tư muốn thông báo đến mọi người rằng: công trình bắt đầu được xây dựng từ ngày… Bên cạnh yếu tố tinh thần, lễ động thổ có thể được hiểu đơn giản là cột mốc đánh dấu ngày khởi công xây dựng, đôn đốc tinh thần của nhân công.

  1. Một số lưu ý khi tổ chức lễ động thổ

Nhắc đến lễ động thổ thì không thể không bàn về phong thủy. Theo dân gian, để tổ chức một buổi lễ thuận lợi, chủ nhà (chủ công trình) phải nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia phong thủy để ấn định giờ hoàng đạo phù hợp với tuổi mệnh. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa giúp cho lễ động thổ diễn ra suôn sẻ.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bạn cần phải lưu ý một số yếu tố then chốt trong việc chuẩn bị:

– Lên danh sách khách mời kĩ càng, tránh sai sót đáng tiếc xảy ra khi không đủ thiết bị phục vụ.

– Phải xây dựng kịch bản chương trình chi tiết (từng tiết mục, thời gian quy định, tình huống có thể phát sinh, phương án dự phòng…)

– Nghiên cứu, khảo sát địa điểm tổ chức lễ động thổ. Vì đa phần lễ được tổ chức ngoài trời, ngay tại nơi xây dựng, bạn cần chọn vị trí bằng phẳng, rộng rãi.

– Thuê sân khấu, thiết bị âm thanh ánh sáng… chất lượng, đảm bảo chương trình mang lại cho khách tham dự tầm nhìn và âm thanh rõ ràng, sống động nhất.

– Thuê MC, ca sĩ (nếu cần thiết) để giúp cho buổi lễ khởi công thêm phần sôi động, tràn đầy khí thế.

– Nếu vẫn giữ theo đúng tập tục, bạn nên chú ý chuẩn bị mâm lễ vật cúng theo quy định của người dân địa phương.

  1. Kinh nghiệm chọn đơn vị tổ chức lễ động thổ

Để có một buổi lễ thành công, chuyên nghiệp, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên tổ chức sự kiện, đặc biệt là lễ động thổ. Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, họ sẽ giúp bạn chuẩn bị từ A – Z, đảm bảo chất lượng. Lời khuyên dành cho bạn là nhớ “chọn mặt gửi vàng”. Đơn vị uy tín luôn cung cấp dịch vụ uy tín.

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, Hoàn Vũ sẵn sàng giúp bạn tư vấn, thiết kế và tổ chức lễ động thổ mang đầy đủ ý nghĩa, chuyên nghiệp. Hãy gọi ngay hotline 08.7306.1666, Hoàn Vũ luôn chờ đón bạn!

>>> Xem thêm: Bạn đã biết quy trình tổ chức lễ động thổ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *