Từ trước đến nay, những chương trình hài luôn nhận được sự yêu mến của khán giả xem đài vì tính chất vui nhộn, trẻ trung, vừa mang lại tiếng cười một cách thoải mái, lại vừa phản ánh được nhiều vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Gần đây, mặc dù các game show hài đang thống trị màn ảnh Việt, tuy vậy đa số các tiết mục đều không chú trọng khâu viết kịch bản chương trình. Có thể kể đến một số chương trình nổi bật, như: Thách thức danh hài, Cười xuyên Việt, Ơi giời cậu đây rồi!, Hội ngộ danh hài… Dù đâu đó vẫn còn các tiết mục lành mạnh, nhưng phần lớn đã bị cuốn vào vòng xoáy “hài nhảm”. Câu hỏi đặt ra: “Liệu vấn nạn đó bắt nguồn từ đâu?”.
Thách thức danh hài – một trong những chương trình gây sốt trong thời gian gần đây
Chạy theo thị hiếu người xem và lợi nhuận
Chương trình Ơn giời cậu đây rồi!
Có cung thì mới có cầu, có khán giả yêu thích thì mới có chương trình hài. Mặt khác, rất ít biên kịch hài nào cân bằng được thị hiếu người xem bên cạnh giá trị nội dung của tác phẩm. Đôi khi ta bắt gặp trên màn ảnh nhỏ câu thoại gây cười thật nhưng khí suy đi nghĩ lại thì giật mình nhận ra chúng chẳng có ý nghĩa gì cả! Tại sao vậy? Vì người xem thích câu thoại đó, thích từ ngữ đó, thích hình ảnh đó… nên người ta lồng ghép vào. Nhờ thế, lợi nhuận đạt được sẽ tăng tỉ lệ thuận với tỉ suất người xem.
Diễn viên thiếu chuyên môn
Bên cạnh những gương mặt quen thuộc với khán giả yêu mến hài kịch như Hoài Linh, Chí Tài, Trường Giang, Tự Long, Trấn Thành… thì nhan nhản đâu đó là những ngôi sao có tuổi mà chưa có tên. Nguyên nhân là do nhu cầu của nhà đài quá cao nên họ không quá khắt khe trong quá trình lựa chọn diễn viên. Biết rằng các tài năng trẻ cũng cần được tạo cơ hội để phát triển nhưng sự lựa chọn cẩu thả thì không chấp nhận được.
Kịch bản chưa hấp dẫn
Có thể nói, kịch bản chương trình hài chưa thật sự đủ hấp dẫn người xem. Thay vào đó, nội dung tập trung vào việc giả gái. Trước đây, danh hài Hoài Linh đã rất thành công trong việc cải trang thành nữ và đến bây giờ khán giả vẫn yêu mến hình ảnh duyên dáng ấy. Và thực tế “đắng lòng” là không phải ai cũng làm được như vậy! Đó là chưa kể đến vấn nạn lạm dụng chuyện tình yêu đồng tính – một vấn đề khá nhạy cảm ở thời điểm hiện tại. Thiết nghĩ, người chấp bút cho kịch bản chương trình cần chú trọng đầu tư phần nội dung nhiều hơn. Hãy để hài kịch trở về bản chất hồn nhiên và sâu sắc như nó đã từng!
Không chỉ riêng hài, các sự kiện cũng cần lên kịch bản kỹ lưỡng. Bạn có làm như thế không? Nếu muốn chương trình diễn ra một cách liền mạch và thành công thì bạn phải đầu tư kịch bản chương trình. Công ty Hoàn Vũ có thể giúp bạn tất tần tật trong mọi công đoạn chuẩn bị kịch bản. Kể cả khi bạn chưa có ý tưởng rõ ràng, chúng tôi vẫn sẵn sàng giúp bạn phác họa nên một bức tranh hoàn chỉnh.