Việc điều chỉnh thiết bị âm thanh sân khấu sao cho phù hợp với hội trường, không gian tổ chức sự kiện vô cùng quan trọng. Bên cạnh sự hỗ trợ từ nhân viên kĩ thuật đối với một số dịch vụ yêu cầu, không ít nhà tố chức sự kiện thuê dàn thiết bị tự mình vận hành máy móc. Sự phức tạp của các thiết bị âm thanh sân khấu hẳn không ít lần làm người sử dụng đau đầu, hôm nay Hoàn Vũ sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cơ bản để việc điều chỉnh thiết bị âm thanh sự kiện không còn là nỗi lo!

Điều chỉnh thiết bị luôn là nỗi lo của nhiều người khi chạy chương trình

  1. Chỉnh bàn mixer

Đầu tiên, bạn cần chú ý lắng nghe khi chạy thử thiết bị xem có vấn đề như thế nào mới tiến hành chỉnh sửa:

– Chỉnh LO: LO giúp âm thanh “có lực”, tăng giảm độ âm trầm. Tần số thông thường cho LO là 80Hz- 100Hz.

– Chỉnh HI: Tần số HI thường ở 8kHz hoặc 12kHz. HI thể hiện độ cao của âm thanh. Nếu đưa HI lên cao quá sẽ dễ gây ra tiếng hú và đứt treble.

– Chỉnh MID: MID thường cố định ở tần số 800Hz, 1kHz hay 2kHz, làm tăng/ giảm âm trung. MID giúp âm thanh nghe rõ ràng, chân thực, nếu tăng quá lố sẽ khiến âm thanh bị chói nhưng nếu giảm quá sẽ khiến âm thanh đục, mờ, nghe không rõ.

– Chỉnh MID Frequency: Với những ai không quen chỉnh âm thanh Mixer có 3 tone là lựa chọn thích hợp nhất để sử dụng. Còn khi bạn đã hiểu rõ tính chất từng tần số, bạn hãy chọn EQ có phần Frequency, nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần MID từ 200Hz đến 5kHz.

Nếu mọi thứ đã ổn thỏa, bạn không cần chỉnh cấu hình Effect. Tuy nhiên, với một số chương tình sử dụng nhạc cụ như trống, guitar thùng, violin hay kèn, bạn nên chỉnh Effect để có chất lượng âm thanh tốt nhất cho hệ thống thiết bị âm thanh sân khấu của mình.

  1. Chỉnh âm thanh micro

Đối với micro, bạn có thể tham khảo cách chỉnh theo từng bước như sau:

– Cắm micro vào vị trí rồi đưa volume của nhạc về vị trí tối thiểu

– Điều chỉnh Volume tổng, Vlolume micro và tất cả chiết áp như Balance, Echo, Mid, Low, Dly, Hi, Rpt đến vị trí Normal như thiết kế sẵn.

– Bật nguồn thử Micro. Tùy vào không gian mà chỉnh tăng giảm Echo, Rpt, Dly. Lúc này, vị trí Normal thay đổi với phạm vi sang trái hoặc sang phải khoảng 10-15 độ sao cho giọng nói khoogn bị vang quá mức hay bị lặp đị lặp lại nhiều lần.

– Chỉnh giọng nói cho giọng thiên bass và giọng thiên tress đưa volume bass của Micro sang trái từ 10-90 độ, đối với giọng yếu thì phải đưa volume Mid lên từ 10-45 độ.

– Sau khi chỉnh Micro xong, đưa volume nhạc lên sao cho tiếng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh, tâm lí chung của mọi người là lúc nói/ hát đều thích nghe thấy giọng của mình.Nếu có hiện tượng hú, phải đưa Hi của vlolume tổng sang trái từ 10-90 độ.

  1. Một số lưu ý

– Âm bass có bước sóng lớn nên chỉ phát ra được một khoảng cách gần nên người ngồi ở xa có thể nghe thiếu tiếng bass. Vì vậy cần đặt loa gần càng nhiều người càng tốt. Âm Bass mang nhiều năng lượng cơ học nên thường được để sát đất hoặc tường để truyền âm qua vật, còn âm Treble lại truyền âm qua không khí là chủ yếu. Loa cho âm Treble thường có tính chất định hướng cao nên sắp xếp loa tốt là khi mọi người đều có thể nghe rõ âm thanh ở bất kì vị trí nào trong khán phòng. Nếu phòng rộng có thể đặt thêm bộ loa hỗ trợ để âm thanh được chân thực hơn.

Thiết bị âm thanh sân khấu có tín hiệu truyền qua một quãng dây dài không đồng trục thì càng kém chất lượng do tính sản sinh từ trường của dòng điện xoay chiều. Đặc biệt ở tần số thấp và tín hiệu cao, dễ sinh ra tiếng “krr”. DI box sẽ giúp cho tín hiệu từ dây Asymmetric chuyển qua đồng trục, đảm bảo chất lượng âm thanh.

– Để thống nhất một Impedance giúp cho âm thanh live được chuẩn xác, không bị chênh lệch, bạn nên cắm nhạc cụ và mic qua DI box.  

Tùy thuộc vào không gian sự kiện mà có những điều chỉnh thiết bị khác nhau

Hi vọng với một số hướng dẫn và chú ý cơ bản nêu trên, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thiết bị âm thanh sân khấu sự kiện. Bên cạnh đó, Hoàn Vũ cung cấp các thiết bị âm thanh sân khấu chất lượng, hiện đại với cách dịch vụ kĩ thuật chu đáo, tận tính. Hãy liên hệ với chúng tôi để có một sư kiện thật thành công!

>>> Xem thêm: Đặc điểm của một dàn thiết bị âm thanh sân khấu chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *