Trong kí ức của tôi, quê nhà là những dịp cả dòng họ cùng quây quần bên mâm cơm chiều 30 Tết, là mấy cái đám cưới đậm chất thôn dã với cổng chào được kết bằng lá dừa, thân chuối, quả đủng đỉnh, hoa cau… cùng với giai điệu tươi vui của ban nhạc. Mà theo như cách gọi thân quen, chính là hát “nhạc sống”. Tên gọi này bắt nguồn từ việc dịch thuần Việt từ tiếng Anh – “live”, “sống” ở đây là sống động, band nhạc và người hát cùng trình diễn bài hát. Một band có thể đầy đủ nhạc cụ từ trống, guitar bass, guitar solo, organ… hoặc chỉ đơn giản với 1 cây organ.

Tuy nhiên, hình thức này ngày càng bị mai một bởi sự tấn công của nhạc beat – thành quả của sự hiện đại hóa. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến cho nhạc sống bị thất sủng. Bạn có muốn biết không? Hãy cùng tôi khám phá nào!

Thiết bị lỗi thời

Một band nhạc đầy đủ nhạc cụ

Đầu tiên là do nhạc cụ chưa được đầu tư đúng mức, trong trường hợp chỉ chơi organ thì đòi hỏi phải là loại đàn có công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất. Dù biết một nhạc công giỏi có thể làm chủ mọi dòng đàn nhưng việc trạng bị một cây đàn tốt không bao giờ thừa. Có thể kể đến một số ứng cử viên sáng giá được nhiều người ưa chuộng như SPR-770, SPR-950 của Yamaha; BK-5, BK-9 của Roland; Pa 600, Pa 900 của KORG… Bên cạnh đó, hệ thống loa cũng cần được đầu tư cho hợp lý. Hầu hết các dịch vụ cho thuê loa cung cấp những dòng loa cũ, lỗi thời, chất lượng kém nên dẫn đến tình trạng khách hàng không muốn tổ chức hát nhạc sống nữa.

Nhạc công ngồi không… bấm nút

Kế đến, phải bàn đến tay nghề của các nhạc công. Không thể phủ nhận rằng đa số người chơi nhạc sống là… tay ngang, đến với âm nhạc bởi niềm đam mê và nhu cầu kiếm sống nên không phải ai cũng có ý thức và điều kiện trau dồi kĩ thuật trình diễn. Thay vì tự thể hiện một bản nhạc, họ lại nhờ đến sự trợ giúp của các beat nhạc được phối sẵn tràn lan trên mạng. Tất cả những gì phải làm trong khi trình diễn là… bấm 1 cái nút, thế là xong mọi chuyện. Hình thức thể hiện như thế không mang lại sự tương tác giữa người đàn, người hát và người nghe, khiến cho sự kiện mất đi không khí sôi động.

Không chú trọng đầu tư phần nhìn

Bên cạnh âm thanh, nên chú trọng đầu tư ánh sáng

Cuối cùng, sai lầm nhất trong khi tổ chức chương trình chính là coi thường vai trò của ánh sáng, phông nền. Nhiều người cứ mải mê tập trung thuê những thiết bị âm thanh chất lượng nhưng lại bỏ bê “phần nhìn”, khiến cho khán giả tụt hứng. Hệ thống âm thanh ánh sáng sự kiện là hai thành phần tuy một mà hai, tuy hai mà một. Chúng hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Chìa khóa thành công dành cho bạn khi tổ chức sự kiến chính là chú trọng đầu tư cả âm thanh lẫn ánh sáng.

Dù công nghệ âm nhạc đã phát triển hơn xưa, nhưng bạn vẫn yêu thích cảm giác được cháy hết mình theo những giai điệu nhạc sống? Hoàn Vũ sẽ giúp bạn. Chúng tôi đảm nhận vai trò cung cấp hệ thống âm thanh sự kiện cho mọi hoạt động lớn nhỏ. Nơi nào bạn cần, nơi đó có Hoàn Vũ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *